Phân biệt rõ các thể loại văn để viết
văn cho tốt
Ở blog trước, mình đã chia sẻ phương pháp làm tốt phần Viết văn. Hôm nay, mình xin phân biệt rõ ràng các thể loại văn tránh nhầm lẫn tai hại dẫn đến điểm kém!
Tự sự: Bạn phải kể sự việc
theo một trình tự nhất định: Trình tự không gian và thời gian
Không gian: Cảnh vật xung quanh nơi câu
chuyện xảy ra: Sự vật và con người. Không gian từ xa đến gần,...
Thời gian: Thời gian bắt đầu sự việc đến
thời gian sự việc dâng lên cao rồi kết thúc sự việc và kết quả của nó
Cuối cùng sự việc đó để lại cho mình điều
gì? Kết quả hoặc hậu quả của nó( Nên thêm bài học, ý nghĩa hay để lại cho em những
suy nghĩ gì?)
Chú ý: Tự sự không được miêu tả quá nhiều ( Chỉ nên khoảng một
vài chi tiết)
Miêu tả: Cũng phân thành một trình tự
nhất định: Không gian và thời gian ( Không cần phải
có)
Không gian: Từ xa đến gần: chỉ cần đơn giản thế là được
Không gian: Từ xa đến gần: chỉ cần đơn giản thế là được
Thời gian: chỉ nên nêu sơ qua, đừng chi
tiết quá gây mất nét trũ tình, làm cho bài văn khô khan không để lại nhiều ấn
tượng
Miêu tả cảnh vật, con người một cách tỉ
mỉ và phong phú, sử dụng càng nhiều từ ngữ trữ tình càng tốt sao cho mà bạn có
thể cảm nhận nó đẹp là được. Viết tự nhiên vào, tả cho nó “ướt át” trữ tình vào
Văn biểu cảm: Khi bạn nắm vững được 2
thể loại trên rồi thì văn biểu cảm cũng nằm trong tay bạn rồi. Văn biểu cảm chỉ
là kết hợp của Tự sự và biểu cảm. Hay hơn thế nữa, văn biểu cảm là dùng CẢM XÚC
để viết. Cảm xúc càng tràn trề, văn biểu cảm càng dễ điểm cao. Như ở blog trước
mình đã chỉ cho bạn cách rèn luyện cảm xúc, nuôi dưỡng tâm hồn để viết văn này
rồi!
Văn nghị luận: Đây là một thể loại văn
khá khó, vì nó thuộc về những vấn đề xã hội. Nói đơn giản hơn, văn nghị luận là
văn dùng để tranh luận với nhau. Văn nghị luận dùng để nêu lên quan điểm của
mình về một vấn đề trong cuộc sống và phải tìm những bằng chứng để thuyết phục
mọi người.
Ở lớp 7 thì chủ yếu chỉ là nghị luận về
các tác phẩm văn học, hoặc ca dao, tục ngữ, danh ngôn để chỉ ra những bài học,
kinh nghiệm sống của người đi trước.
Văn thuyết minh: Là loại văn cung cấp
tri thức cho người khác: Tức là phải nói cái hiểu biết của mình về một đối tượng
cho người khác thỏa mãn những thông tin người đọc cần biết. Văn thuyết minh có thể viết về bất cứ một đối
tượng nào: cây cối, con vật, sự vật, hiện tượng và con người.
Chú ý: Khi làm văn thuyết minh tuyệt đối
không được miêu tả bay bổng hay lời văn nhẹ nhàng gì mà lời
văn phải gần gũi, thân thiện với người đọc
Ví dụ: Thuyết minh về chiếc xe máy, bạn
phải cho người khác biết: Hình dáng chiếc xe máy, Lắp gáp bằng loại vật liệu
gì, Cấu tạo bên trong xe máy? Có bao
nhiêu hãng xe, Cách bảo quản xe máy
Văn nghị luận
Đây là nêu quan điểm của
mỗi người cùng tranh cãi về một vấn đề. Hãy nhớ, không ai đúng ai sai cả, vì mỗi
người có những ý kiến riêng về một sự việc nào đó
Văn thuyết minh: Tri thức
ắt hẳn chỉ có một hướng, và hiển nhiên nó sẽ đúng. Cái bạn cần làm là cung cấp
cho người khác biết về nó. Nếu người khác lệch lạc ra ngoài cái hướng tri thức
đó, họ sẽ sai. Không cần bàn cãi!
Bài viết rất ý nghĩa, cám ơn bạn đã chia sẻ
Trả lờiXóaclick xem thêm Dạy kèm Bình Dương
Bài viết rất ý nghĩa, cám ơn bạn đã chia sẻ
Trả lờiXóaclick xem thêm Gia sư Biên Hòa