Thứ Năm, 12 tháng 1, 2017

PHƯƠNG PHÁP ĐỂ CÓ MỘT BÀI VĂN HAY ĐẠT ĐIỂM CAO

BÍ QUYẾT CHO MỘT BÀI VĂN TRÀN ĐẦY ẤN TƯỢNG LUÔN ĂN ĐIỂM TRÊN 8.3

Trước tiên mình xin gửi lời cảm ơn chân thành cho độc giả thân mến đã đọc mấy bài blog trước của mình! Trên hết, blog của mình cũng viết rất nhiều trang tâm sự nên bạn không cần phải đi đâu xa. Cứ vào blog của mình để có những khoảnh khắc cảm xúc dâng trào!
Như các bạn biết, Ngữ Văn là môn học chiếm vị trí quan trọng và ảnh hưởng rất nhiều tới số điểm của bạn mà thành phần chủ chốt chính là phần Tập Làm Văn (Viết Văn). Đây là cái mà rất nhiều bạn ca thán hay phàn nàn mỗi khi gặp nó, vì cực kì khó ăn điểm! Cùng với những con điểm kém và lời phê của giáo viên, nhiều người trở nên chán ghét với môn học này. Và hôm nay, mình xin chia sẻ một vài mẹo bỏ túi để có một bài văn ăn điểm từ 9!
Thông thường những nguyên nhân dẫn tới điểm thấp môn Tập Làm Văn do:
1.      Bài Viết Quá Ngắn
2.      Ý tưởng sơ sài, lời văn lủng củng, lang mang
3.      Trình bày cẩu thả
4.      Tưởng tượng hạn hẹp, không phong phú
Vì thế, mình sẽ chỉ cho bạn một cái nhìn tổng quát cho môn Tập Làm Văn này. Điều đầu tiên, khá dễ nhưng cũng khá quan trọng: bạn phải làm rõ được bố cục của một bài văn hoàn chỉnh: Mở bài, Thân bài, Kết bài.
Đặc biệt, trong phần thân bài, mỗi ý chính phải được viết thành một đoạn văn (Từ nửa trang tập tới 1 trang). Ví dụ trong Văn nghị luận, phần thân bài phải có từ 3-4 luận điểm( Là vấn đề chính cần bàn luận). Trong mỗi luận điểm phải nêu từ 1-2 luận cứ(Gần như là bằng chứng để thuyết phục người khác điều bạn cho là đúng) để chứng minh luận điểm bạn cho là đúng.
Điều quan trọng nhất chính là lời văn của bạn, bạn phải có một cảm xúc dồi dào, trí tưởng tượng phong phú để viết những lời văn bay bổng cho văn miêu tả, biểu cảm. Lời viết cần khô khan, không được bay bổng, mang tính xác thực khi bạn viết văn nghị luận. Hoặc là lời văn phải thân thiết gần gũi với người đọc và phải có lượng kiến thức mênh mông khi viết văn thuyết minh.
Trên chỉ là những điều bạn cần nhớ. Hơn hết, bạn phải có lòng yêu thích môn học này, cần phải trải qua quá trình rèn luyện mỗi ngày.  Hãy ghi nhớ những lời khuyên này
Ở bài blog này, mình chú tâm vào văn biểu cảm nhiều hơn. Vì mấy thể loại văn kia nếu để ý kĩ bạn có thể làm tốt nó nếu chịu khó cung cấp cho mình thêm thông tin và tri thức. Hơn nữa, lối văn của những bài văn kia không cần quá phức tạp, chỉ cần gần gũi, thiết thực với người đọc là OK!
Trước tiên hãy sắm cho mình một cuốn nhật kí để rèn luyện cảm xúc và nuôi dưỡng tâm hồn nào
+ Không phải là ép buộc bản thân mình vào một chỗ và viết văn, không phải là cứ mỗi lần viết là khó chịu cằn nhằn vì không ra ý v...v... Mà là phải để cảm xúc dâng trào trong lòng mình, nhớ lại những kỉ niệm đẹp và viết nó ra, viết nó bằng tất cả lời văn, ý tưởng, cảm xúc của mình ngay lúc đó vào những trang nhật kí. Đảm bảo bạn sẽ ngạc nhiên vào bài văn của mình trong cuốn nhật kí.
+Bạn có thể chọn cho mình một góc ngồi đẹp để nhìn ra đường. Đúng vậy, hãy nhìn ra bên ngoài: con đường, những tòa nhà,... và nhớ lại tuổi thơ, hồi ức đẹp của mình để khơi gợi cảm xúc trào trong tim mình, viết nó vào trang nhật kí. Viết như thế 2 lần một ngày, đảm bảo bạn sẽ thuần phục văn miêu tả+ biểu cảm như ăn cháo.
+Bạn cũng có thể nghe những bản nhạc không lời buồn để nuôi dưỡng tâm hồn như: Sundial Dreams, Song from A Secret Garden, Kiss the rain, Childhood Memory, Marriage D’Amour, Hungarian Sonata,...
+Hãy viết tự nhiên vào, chuyển hóa ý nghĩ của bạn thành những lời văn nhẹ nhàng, bay bổng, tràn đầy cảm xúc và trữ tình vào.
+Muốn giỏi văn nghị luận hãy đọc báo mỗi ngày để lấy tin tức mà cũng nhằm để học hỏi lối viết văn của nhà báo chuyên nghiệp người ta. Còn muốn giỏi văn thuyết minh thì phải đọc sách nhiều vào, đọc từ điển bách khoa toàn thư để mở rộng kiến thức của mình mới đủ sức viết văn thuyết minh tốt.
Chú ý: Tuyệt đối không được tham khảo bất cứ bài văn nào trên mạng hay sách tham khảo. Vì những bài văn đó thường có ý tưởng đơn giản, bài văn ngắn ngủn, lối viết sơ sài chỉ để giam cầm trí tưởng tượng của bạn. Ngoài ra, nó không chính đôi tay của bạn viết nên có khi không hay bằng bạn viết nữa.

Nếu đã nắm được rồi, bạn có thể vào www.hocsinhnangdong.blogspot.com để suy ngẫm những bài văn do chính mình tự viết. Mình tự suy nghĩ, tự viết, có thể nó mang một ý nghĩa nào đó lớn lao tới biết bao người!

1 nhận xét: